Cây Ổi
5
80.000đ

Cây Ổi

5
80.000đ
Thông số sản phẩm
SP16
Thông tin
Tên gọi khác: Cây Thu quả, cây Kê thị quả, cây Bạt tử, cây Phan quỷ tử, cây Phan thạch lựu Tên khoa học: Psidium guajava Cây Ổi không chỉ là loại quả thơm, ngon, giàu dinh dưỡng mà còn chữa được nhiều bệnh nên rất được ưa thích. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống Ổi với những ưu điểm nổi trội: sai quả, nhanh ra quả, có loại ra quả quanh năm, có loại dáng nhỏ xinh trồng chậu rất tốt kể cả nhà phố cũng trồng được.
Mô tả sản phẩm

Cây Ổi không chỉ là một loài ăn trái quen thuộc mà các bộ phận của nó còn được dùng để làm vị thuốc. Dân gian thường dùng dược liệu này để chữa viêm ruột cấp, tiêu chảy, kiết lỵ, chứng ăn uống khó tiêu ở trẻ em…

ĐẶC ĐIỂM

  Ổi là một loại cây nhỡ có chiều cao khoảng từ 3 đến 5m, cành nhỏ thường vuông cạnh. Lá có hình bầu dục, mọc đối nhau với phần cuống ngắn. Mặt trên nhẵn hoặc hơi có lông còn mặt dưới có lông mịn. Phiến lá nguyên, khi soi lên sẽ thấy có túi tinh dầu trong.

7 11

  Hoa Ổi mọc đơn ở các kẽ lá, có màu trắng. Quả mọng ở đầu quả có sẹo của đài, hình dáng quả thay đổi tùy theo loài. Mỗi quả có chứa rất nhiều hạt, màu hơi hung, hình thân, không đều.

2 20

   Vỏ quả mỏng, thịt quả dày nhiều màu trắng, hồng,vàng, đỏ, tùy loại. Quả Ổi chứa nhiều hạt hình đa giác không đều, màu vàng nâu, nằm phía trong lòng giữa thịt quả. Kích thước quả to nhỏ tùy loài. Ổi có vị ngọt, thơm, giòn, rất ngon miệng. Quả Ổi ương giòn, thơm, ngọt. Quả chín thì mềm hơn nhưng vẫn thơm, ngọt. Hoa Ổi nở vào tháng 3-4 hàng năm, quả ổi được thu hoạch vào tháng 8-9 hàng năm. Ổi thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió.

CÔNG DỤNG

   Cây Ổi từ lâu đã đi vào đời sống người Việt từ ngàn đời nay bởi nhiều đặc tính: dễ trồng, dễ chăm, sai quả, quả thơm ngon, các bộ phận của cây đều hữu dụng:

   – Cây Ổi thuộc loại cây bóng mát vừa giúp điều hòa không khí vừa che nắng nóng hiệu quả đem đến không gian mát mẻ, trong lành.

   – Cây Ổi có hoa đẹp, quả nhiều trông rất sinh động, những cây có dáng thế đẹp, sống lâu năm còn được lựa chọn làm cây trang trí cảnh quan trong sân vườn biệt thự.

   – Ngày nay nhà phố thường trồng ổi trong chậu để ở ban công, sân thượng vừa làm cảnh vừa thu hái quả sạch, giàu dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho các thành viên.

5 15

   Theo Đông y, lá ổi không độc, có vị đắng sáp, tính ấm, vị ngọt và chua, hơi chát có tác dụng giải độc, tiêu thũng, thu sáp chỉ huyết.

   Quả Ổi có vị ngọt, tính ấm, hơi chua sáp có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

   Các bộ phận khác trên cây Ổi như : búp non, lá non, vỏ thân, vỏ rễ, quả đều có công dụng chữa bệnh, làm thuốc.

   Ngoài ra các dịch chiết từ cây ổi đều có công dụng làm săn se niêm mạc, cầm đi lỏng, kháng khuẩn, chữa lỵ mãn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mãn tính, tiểu đường, băng huyết, dang thương xuất huyết, thấp chẩn, thấp độc….

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

   Nước: Tưới nước thường xuyên cho cây đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. Liều lượng tưới khoảng 5 lít nước một gốc cây. Cứ định kì tưới 2 ngày 1 lần. Tưới nước quan trọng nhất là khi cây ra hoa và khi quả đang lớn.

8 10
   Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán
   – Khi thấy cây có lá và cành quá nhiều, cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, những cành bị che kín. Khi thấy lá, cành bị sâu bệnh hại cần loại bỏ ngay. Thực hiện các công việc này giúp cho cây hạn chế được sâu bệnh và hạn chế tối đa sự phân tán các chất dinh dưỡng dành cho cây không cần thiết.

   – Tạo tán, bấm đọt là công việc mà mỗi người muốn cây Ổi của mình có năng suất và chất lượng cao đều phải làm công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra nhiều quả, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng, thu hoạch quả nhanh chóng. Tạo tán cho Ổi còn giúp bộ rễ phát triển giúp cây phát triển tốt nhất.

   – Sau khi cắt cành cần thực hiện quét một lớp vôi vào vết cắt để nước và sâu bệnh hại không có cơ hội xâm nhập vào vết thương của cây. Đồng thời cần vệ sinh vườn ổi, tưới nước cho cây, thu gom các cành cắt và đốt bỏ nhằm hạn chế việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ Ổi sau.

   – Cách thực hiện tạo tán: Khi cây trồng được 3 tháng, cần quan sát ở vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ tạo ra những mầm mới chỉ để lại 3 mầm (được gọi là những cành cấp I). Cành cấp 1 tạo với thân 1 góc 50 độ, chiều dài cành vào khoảng 50cm. Khi cành này dài khoảng 0,7m cần cắt bỏ một nửa cành sau này cây sẽ thấp dễ thu hoạch quả. Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), cành cấp 2 chỉ nên để kích thước của cành này khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành cấp 2 chỉ để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra gọi là cành cấp 3. Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành mới tuy nhiên chỉ để lại khoảng 7 -8 cành với những cành yếu và mọc quá dày nhau hãy cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.

   Bón phân: Mỗi vụ trồng Ổi cần cung cấp dinh dưỡng cho cây từ khi trồng đến khi thu hoạch xong. Năm đầu tiên cần bón phân N:P:K: theo tỷ lệ 12:15:18 chia làm bốn lần bón phân mỗi lần: 100gNPK + 50g amon sunphat. Sang năm thứ 2 cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu, nhưng tăng tỉ lệ các loại phân gấp đôi so với năm đầu tiên. Cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu tiên. Lượng phân bón tăng gấp ba lần so với năm đầu và mỗi lần bón cần bón thêm 50g magie sunphat. Sau năm thứ ba, từ năm thứ tư trở lên Ổi đã ra hoa rộ cần bón thêm phân cho cây, trước khi ra hoa khoảng một tháng, cần bón thêm đạm giúp cây nở nhiều hoa. Đạm, lân và kali rất cần thiết cho sự phát triển của cây: đạm góp phần làm cây nhanh lớn, nhiều chồi. Lân góp phần làm tăng khả năng nảy chồi, đẻ nhánh ra hoa, ra quả và tăng sức đề kháng cho cây. Kali góp phần tăng khả năng cứng rắn và quả ổi đỡ bị rụng.

NHÂN GIỐNG

   Cây Ổi hiện nay có rất nhiều loại giống như: Ổi Bo, Ổi Hương, Ổi Đào………..cần chọn giống trồng hợp lý với đất, điều kiện khí hậu nơi mình ở. Chọn cây giống cứng cáp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

Chat