Mít thái
5
60.000đ

Mít thái

5
60.000đ
Thông số sản phẩm
SP17
Thông tin
Tên thường gọi: Cây Mít Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus Lam Cây Mít là cây ăn quả có giá trị thương mại. Ở Việt Nam, Mít là một trong số loại cây ăn quả mang lại kinh tế cao cho người dân.
Mô tả sản phẩm

ĐẶC ĐIỂM

   Cây Mít thái khác với những loại mít thông thường giống Mít Thái siêu sớm cho thu hoạch rất nhanh. Chỉ từ 12 đến 15 tháng bạn đã có thể thu hoạch được vụ mít đầu tiên. Giống mít Thái siêu sớm cho thu hoạch quả quanh năm nhất là vào mùa hè. Một quả mít khi chín có trọng lượng trung bình từ 10 đến 15 kg.

1 5

   Loại mít siêu sớm này cho năng suất cao 40 tấn 1 hecta. Giá bán cho một quả mít Thái siêu sớm cũng khá cao do vậy Đây là cây ăn trái được rất nhiều bà con nhà vườn từ Bắc đến Nam đặc biệt yêu thích. 

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT THÁI

   Chọn giống cây

   Một cây mít giống Thái siêu sớm tốt sẽ tạo tiền đề cho cây phát triển về sau.

   Để nhanh có quả bạn nên sử dụng cây mít ghép. Người nông dân có thể sử dụng hạt cây mít mật mít rừng treo để làm gốc ghép cho mít Thái. Cây mít Thái giống siêu sớm được lựa chọn để chồng phải trải qua một quá trình tuyển chọn gắt gao nhất. Một cây giống mít Thái tốt sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Thân cây phải thẳng đứng không bị cong quẹo.
  • Bơ ghép cần đảm bảo chắc chắn chồi phải mập.
  • Cây mít Thái phải khỏe mạnh không bị sâu bệnh mới cho năng suất cao

   Gốc chuẩn là khi ghép được 5 đến 6 tháng cây cao 30 đến 40cm lá đã phát triển ổn định. Về hình thức ghép bạn có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép trong đó tỉ lệ thành công của việc ghép áp sẽ cao hơn.

5bce77de1a339 1540257758

   Đất trồng

   Bạn cần phải tiến hành làm đất trước khi trồng cây. Điều kiện đất phải bằng phẳng sẽ mương rãnh sâu ít nhất 3 đến 40cm. Điều này sẽ tùy thuộc vào nước thủy cấp ở khu vực trồng cây.

   Địa hình nơi trồng cây phải có độ dốc khoảng 5% không cần phải đắp mặt đất chỉ cần làm gốc có kích thước chuẩn 40 x 40 x 40 cm. Nếu đất có độ dốc cao hơn 7% bạn làm gốc trồng cây có kích thước 40 x 40 x 60 ( chiều sâu) cm.

   Để cây mít không bị ngập úng vào đời điều kiện thời tiết mưa lớn cần phải tiến hành đào mương.

   Ngoài ra bạn nên giải thêm một số loại thuốc có hoạt chất Cacbon Sunfat, Basidun để phòng ngừa trùng và một số loại côn trùng gây hại có trong đất.

   Cách trồng cây giống Mít thái siêu sớm

   Đầu tiên bạn cần móc một lỗ nhỏ bằng tay vào giữa hố trồng. Chiều sâu có thể cao hơn chiều cao của chiếc túi đựng thanh trà khoảng 2 đến 3 cm. Bỏ túi cây mít lên trên mặt đất. Dùng dao sắc rạch một vòng tròn nhanh trên túi ni lông cách đáy khoảng 2 đến 3 cm sau đó bóc lấy đáy túi ra.

   Cần quan sát bộ rễ, nếu bạn thấy dễ cái và rễ con ăn ra khỏi bầu đất thì tiến hành cắt bỏ tất cả. Sau đó đặt bầu cây vào hố trồng gấp đất rồi rút bọc ni lông ra.

   Dùng tay lấp và ấn chặt đất xung quanh rễ mít, để cây được được chắc chắn và không bị lung lay khi có tác động của gió mạnh. Ở thao tác này bạn cần chú ý đặt cây vào hố sao cho cổ rễ ngang bằng với nền đất xung quanh cây.

   Bạn cũng cần làm bồn để tưới nước cho cây. Đường kính bồn khoảng 1m là phù hợp, để khi tưới nước sẽ không bị tràn ra ngoài. Sau khi trồng bạn cần cắm thêm một chiếc cọc chắc chắn bên cạnh. Buộc thân cây mít vào cọc để cây sẽ không bị bật gốc.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍT THÁI

   Tưới nước

   Tháng đầu sau khi trồng cây, nếu thời tiết khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, bạn có thể tưới nước tăng lên 4-5 ngày/lần.

   Từ năm thứ hai về sau, thời điểm tưới nước cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít Thái sẽ bị hư nếu đất bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Thường xuyên kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. 

   Bón phân

   Tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau của mít Thái siêu sớm bạn sẽ có kế hoạch bón phân với liều lượng phù hợp. Đối với cây mít Thái siêu sớm vừa mới trồng bộ rễ sẽ còn rất non yếu. Do vậy, bạn cần phải phun các loại hoạt chất như marcos metalaxyl để ngừa dịch trừ các loại nấm bệnh. 

   Cắt tỉa cho cây

   Khi cây đã có chiều cao 1 mét trở lên bạn cần cắt tỉa cành tạo tán. Cần định kỳ cắt tỉa 2 đến 3 lần 1 năm khi cây chưa cho quả. Khi cây đã ra trái bạn cần tỉa cành một năm một lần vào thời điểm sau khi đã thu hoạch trái.

   Về cắt tỉa, bạn giữ lại càng cấp một cách gốc khoảng 40cm trở lên bạn cần chọn những loại càng mọc theo hướng khác nhau càng trên cách càng nhớ khoảng 40 đến 50 cm. Cần cắt tỉa tạo thành tầng để nhằm tạo sự thông thoáng chống sâu bệnh và tăng năng suất. 

   Các bệnh về cây Mít thái

   Ruồi đục trái: Đây là loại bệnh do loài đa code sp gây ra. Dịch trừ bằng cách sử dụng chất dẫn dụ sinh học để tiêu diệt. Bà con cần bao bọc quả mít lại hay xịt thuốc diệt ruồi như Trebon 10 Nd, Decis 25 ec…

   Sâu đục trái: Đây là loại bệnh gây hại nặng trên cây mít nó sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng của cây. Nếu không diệt trừ sớm trái mít sẽ bị hư hỏng hoặc dụng sớm gây ảnh hưởng đến năng suất. Bạn không nên sử dụng các biện pháp xử lý hóa học mà nên dùng những biện pháp sinh học để có thể phòng trừ sự gây hại của loài sâu đục trái.

   Các loại rầy, rệp trên lá: Đặc tính của các loại này là chích hút nhựa lá non đọt non làm ảnh hưởng đến lá cây. Cây chậm lớn cháy cho ra quả sẽ bị lệch hình kèm theo là các loại nấm Đốm tấn công.  Các loại định hại này sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá mít. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để trị bệnh rầy rệp: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

Chat